BÀI THUỐC PHÒNG TRỪ CÔN TRÙNG SINH HỌC (CẤP 2)
Em tin đây là một trong những bài khá quan trọng, nên anh em hãy góp thêm những ý kiến hay "cụ thể" và chia sẽ để người khác có thể được tiếp cận.
Côn trùng gây hại (sâu, rầy, rệp, chích hút) là loài tấn công cây trồng (ăn và tấn công thực vật), cây nào không phải cây trồng chính thì vẫn bị tấn công dù ít hay nhiều do chúng ta không để ý.
Thiên địch là loài tấn công những côn trùng gây hại (ăn thịt, ít khi bị ảnh hưởng bởi mùi thực vật như côn trùng gây hại).
Theo các bác thì côn trùng gây hại có phản ứng với mùi của thiên địch và mùi của đồng bọn không?
Mỗi sinh vật đều có cơ chế tự vệ để sinh tồn nên một số loài sẽ tránh xa khi phát hiện mùi của kẻ thù. Vậy còn việc bẫy kiến, mối, ruồi vàng sau một thời gian tại sao phải thay mồi mới? Vì trên đó chứa mùi xác chết của đồng bọn, báo cho bọn chúng biết đây là chỗ chết! Từ đây rút ra, chúng ta được 2 bài thuốc xua đuổi sinh học như sau:
1, Bắt, thu gom tất cả các côn trùng có hại trong vườn và quanh vườn (kể cả bướm), mang tất cả chúng đi ngâm, ủ vào trong hủ, thường xuyên có con nào là cứ cho vào đó. Sau một thời gian, khi phun thuốc BVTV cứ pha vào cho có mùi là được.
(Đã áp dụng thực tế, ông nào ở nước ngoài em không nhớ tên)
2, Tìm và thu thập các loại cây có chất độc, mùi hăng, ít bị sâu hại tấn công ở địa phương. Sau đó xoay nhuyễn hoặc giã nát mang đi ngâm, ủ. Sau một thời gian pha như trên, không cần liều chính xác, có mùi là được. (Không cần hỏi đã áp dụng chưa, tỏi ớt neem cũng là một phần của nó, cái này của em giúp nông dân dễ làm hơn)
Hai bài trên theo em rất dễ ứng dụng trên tất cả các vùng miền, do có nhiều loại mùi và độc tố khác nhau, lại thêm việc pha chung với các thuốc đang dùng nên rất khó kháng thuốc, hạn chế được rất nhiều côn trùng gây hại, giảm lượng thuốc hóa học phun hàng năm, không gây hại đến thiên địch. Góp phần cho việc chuyển dần từ dùng thuốc hóa học sang ứng dụng sinh học và vi sinh trong tương lai góp phần cho một nền nông nghiệp bền vững, hướng tới việc giảm thuốc độc hại bảo vệ sức khỏe.
Nhược điểm:
- Nhanh phân hủy, dễ rửa trôi nên cần pha chung với các loại thuốc có tính bám dính, giúp lưu giữ lâu các chất này trên lá. Do nhanh phân hủy nên chế phẩm ủ nên dùng trong 15-30 ngày, rồi ủ cái mới. Tuy nhiên nó sẽ góp phần phòng trừ sâu hại tức thời, góp phần nâng cao tác dụng của các thuốc khác.
Mọi bài viết hữu ích về nông nghiệp của Phú Nano được lưu trữ tại trang web: Sổ Tay Nông Nghiệp Phú Nano
Hoặc liên hệ để được hỗ trợ chi tiết:
01666998600
0941998600
Trân trọng
Bắt, thu gom tất cả các côn trùng có hại trong vườn và quanh vườn (kể cả bướm), mang tất cả chúng đi ngâm, ủ vào trong hủ, thường xuyên có con nào là cứ cho vào đó. Sau một thời gian, khi phun thuốc BVTV cứ pha vào cho có mùi là được. giá máy ép cám viên
Trả lờiXóaThiên địch là loài tấn công những côn trùng gây hại (ăn thịt, ít khi bị ảnh hưởng bởi mùi thực vật như côn trùng gây hại).
Trả lờiXóamáy đùn cám viên