ĐẤT HIẾM ỨNG DỤNG TRONG PHÂN BÓN NÔNG NGHIỆP

Các nguyên tố đất hiếm  Các kim loại đất hiếm, theo IUPAC là tập hợp của mười bảy nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn của Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười bốn trong mười lăm của nhóm Lantan (loại trừ promethi), có hàm lượng rất nhỏ có trong Trái Đất. Người ta có thể tìm thấy các nguyên tố đất hiếm ở trong các lớp trầm tích, các mỏ quặng và cát đen. Nhóm đất hiếm thường không có tên trong sự sắp xếp khoa học. Tuy vậy, đất hiếm vẫn được tổ chức USPTO sắp xếp vào dạng hợp kim và các hợp chất khác, chính xác là nam châm đất hiếm từ các dạng khác nhau của nam châm. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm ở khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung.

Danh sách đất hiếm

Dưới đây là danh sách 17 nguyên tố đất hiếm.
Z
Kí hiệu
Tên
Từ nguyên học
Ứng dụng tiêu biểu
21
Sc
từ tiếng Latin Scandia (Scandinavia), nơi quặng đất hiếm này đầu tiên được phát hiện.
hợp kim Nhôm-scandi
39
Y
từ làng Ytterby, Thụy Điển, nơi phát hiện quặng đất hiếm này đầu tiên.
57
La
trong tiếng Hy Lạp "lanthanon", nghĩa là Tôi ẩn nấp.
High refractive index glass, flint, hydrogen storage, battery-electrodes, camera lenses,fluid catalytic cracking catalyst for oil refineries
58
Ce
Theo tên sao lùn Ceres.
Chemical oxidizing agent, polishing powder, yellow colors in glass and ceramics, catalyst for self-cleaning ovens, fluid catalytic crackingcatalyst for oil refineries
59
Pr
theo từ tiếng Hy Lạp "praso", có nghĩa là "tỏi tây" (hay hành poa rô), và từ "didymos", nghĩa là "sinh đôi".
Rare-earth magnets, lasers, màu xanh ở thủy tinh và đồ gốm sứ, flint
60
Nd
theo từ Hy Lạp "neo", nghĩa là mới, và "didymos", nghĩa sinh đôi.
Rare-earth magnets, lasers, màu tím ở thủy tinh và đồ gốm sứ, ceramic capacitors
61
Pm
theo tên vị thần Titan Prômêtê của thần thoại Hy Lạp, vị thần đã đem lửa cho con người.
62
Sm
for Vasili Samarsky-Bykhovets, who discovered the rare earth ore samarskite.
63
Eu
theo tên Châu Âu.
64
Gd
theo tên của Johan Gadolin (1760–1852), để thể hiện sự kính trọng với những nghiên cứu về đất hiếm của ông.
65
Tb
theo tên làng Ytterby, Thụy Điển.
66
Dy
theo từ Hy Lạp "dysprositos", nghĩa là khó tiếp cận.
67
Ho
theo tên thành phố Stockholm (trong tiếng Latinh, "Holmia"), quê hương của một trong số những người tìm ra nó.
68
Er
theo tên làng Ytterby, Thụy Điển.
69
Tm
theo tên vùng đất trong thần thoại Thule.
Portable X-ray machines
70
Yb
theo tên làng Ytterby, Thụy Điển.
Infrared lasers, chemical reducing agent
71
Lu
theo tên Lutetia, tên trước kia của thành phố Paris.

Viết tắt

Dưới đây là các kí hiệu viết tắt của các nguyên tố đất hiếm thường được sử dụng:
·         RE = đất hiếm
·         REM = kim loại đất hiếm
·         REE = nguyên tố đất hiếm
·         REO = ôxit đất hiếm
·         LREE = nguyên tố đất hiếm nhẹ (La-Sm)
·         HREE = nguyên tố đất hiếm nặng (Eu-Lu)

Ứng dụng

·         Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện
·         Dùng để đưa vào sản xuất phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng
·         Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng
·         Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử
·         Dùng chế tạo các đèn catot trong các máy vô tuyến truyền hình
·         Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường
·         Dùng làm vật liệu siêu dẫn
·         Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện
·         Được ứng dụng trong công nghệ laser

 

Ứng dụng đất hiếm trong lĩnh vực nông nghiệp


Có thể nói việc ứng dụng đất hiếm vào trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp hay các lĩnh vực khác của đời sống không còn xa lạ với chúng ta nữa. Và điều đó đã thể hiện sự sáng tạo và đột phá trong việc nghiên cứu và sử dụng đất hiếm hiện nay. Đặc biệt với nông nghiệp các nhà khoa học đã nghiên cứu để rồi từ đó cho ra đời một loại vi lượng phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Loại phân bón này được sản xuất với mục đích góp phần làm tăng sự phát triển của bộ rễ cho cây trồng cũng như tăng khả năng chống hạn, chịu đựng sâu bệnh…

Như chúng ta đã biết trong thành phần đất hiếm gồm các nguyên tố 21, 39 và các nguyên tố nằm ở vị trí từ 57-71 trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học. Đáng nói chúng tồn tại một cách phổ biến trong thế giới tự nhiên dưới dạng các ô xít đất hiếm là chủ yếu.
Mặt khác theo kết quả nghiên cứu cho thấy trong trong đất trồng cũng như trong cây cối thường có chứa một phần nhỏ hàm lượng R2O2. Thế nên trong quá trình sinh trưởng, cây trồng dường như có hấp thụ đất hiếm nhằm đảm bảo cho nhu cầu phát triển bình thường của nó. Hơn nữa việc nghiên cứu và ứng dụng đất hiếm như một loại vi lượng trong sản xuất nông nghiệp thực sự mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Và như đã đề cập ở trên, hàm lượng đất hiếm giúp cây trồng tăng khả năng phát triển bộ rễ, tăng sức chống hạn, chống sâu bệnh cũng như tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Để từ đó nhằm mang lại năng suất, chất lượng nông sản cho người nông dân.
Theo số liệu thống kê từ những kết quả ứng dụng phân bón vi lượng trên cơ sở chế tạo từ ứng dụng đất hiếm trên thế giới cho thấy, các loại cây trồng như lúa, bắp cải…đều tăng năng suất từ 4 – 15%. Đặc biệt từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu chế tạo phân bón từ ứng dụng đất hiếm. Từ đó đến nay loại phân bón này càng được sử dụng phổ biến hơn. Ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, trong thời gian gần đây một số trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã tiến hành những nghiên cứu thử nghiệm ứng dụng đất hiếm dùng làm phân bón trong sản xuất nông nghiệp bước đầu mang lại những tính hiệu rất khả quan.
Một trong những trung tâm nghiên cứu và ứng dụng đất hiếm để sản xuất nhiều loại phân bón vi lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả cao là Trung tâm Công nghệ tinh chế thuộc Viện Công nghệ Xạ hiếm thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.
Đề cập đến công nghệ sản xuất phân bón vi lượng từ ứng dụng đất hiếm, người ta cho quặng đất hiếm hòa tan trong một số axit nhằm mục đích loại bỏ các nguyên tố phóng xạ gây hại cho cây trồng và sức khỏe con người. Sau đó chúng được trải qua công đoạn chiết tách dung dịch đất hiếm nhóm nhẹ để dùng làm nguyên liệu sản xuất phân bón dưới dạng muối chậm tan. Và cuối cùng sản phẩm được bổ sung thêm một số hàm lượng chất tạo phức cũng như trộn thêm các nguyên tố đa lượng khác để bón hoặc phun cho cây trồng.

Như vậy có thể thấy việc ứng dụng đất hiếm vào sản xuất phân bón vi lượng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã và đang mang lại hiệu quả cao. Đó sẽ là một trong những ứng dụng rất thiết thực giúp bà con nông dân tiết kiệm chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất. Và đặc biệt hơn trong thời điểm giá phân bón có xu hướng tăng nhanh thì đây được xem là một giải pháp rất hữu hiệu.
Mọi bài viết hữu ích về nông nghiệp của Phú Nano được lưu trữ tại trang web: Sổ Tay Nông Nghiệp Phú Nano
Hoặc liên hệ để được hỗ trợ chi tiết:
01666998600
0941998600
Trân trọng

Nhận xét

  1. Và cuối cùng sản phẩm được bổ sung thêm một số hàm lượng chất tạo phức cũng như trộn thêm các nguyên tố đa lượng khác để bón hoặc phun cho cây trồng. máy chế biến thức ăn chăn nuôi

    Trả lờiXóa
  2. Tại Việt Nam, theo đánh giá của các nhà khoa học địa chất, trữ lượng đất hiếm ở khoảng 10 triệu tấn phân bố rải rác ở các mỏ quặng vùng Tây Bắc và dạng cát đen phân bố dọc theo ven biển các tỉnh miền Trung. máy đùn cám viên

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét