PHÂN LÂN VÀ NHỮNG LƯU Ý DÀNH CHO NGƯỜI LÀM BIẾN ĐỌC


TỔNG HỢP NHỮNG LƯU Ý:
Phân Supe Lân:
Hai mặt mạnh của supe lân là:
- Dễ hòa tan, hiệu quả nhanh hơn các loại phân lân khác.
- Có chứa S. Mặt mạnh thứ hai này gần đây mới bắt đầu nhận thức hết vì đa số đất Tây Nguyên thiếu yếu tố này.
Nhiều năm bón phân lân dễ tiêu (supe lân, DAP) một số vi lượng như kẽm, đồng bị chuyển thành dạng cây không sử dụng được.
Nếu cuốc xới để đưa lân vào tiếp cận với rễ sẽ làm đứt rễ rụng hoa quả
Trong phân còn chứa một lượng khá lớn axit, vì vậy phân có phản ứng chua, ở các loại đất chua nên bón vôi khử chua trước khi bón supe lân. Bà con có 1 thói quen là trộn chung với vôi. Điều này có thể làm giảm hiệu quả (do gốc PO4 trong phân lân tồn dư) và giảm hiệu lực phân lân (Ca2+ + PO4 3- = Ca3(PO4)2). Bà con nếu trộn chung thì tỉ lệ lân supe tối đa là 10% và nếu được nên bón vôi trước 1 thời gian.
Nên bón supe lân cho đất kiềm, đất  khô cằn, hạn hán sẽ tốt hơn.
Phân lân nung chảy:
Tính chất: phân lân nung chảy có màu ghi hoặc xám,rất ít tan trong nước nhưng tan đến 98% trong môi trường đất và dịch của rễ cây. Phân lân nung chảy có tính kiềm (pH=8)nên có tác dụng khử chua. Phân lân nung chảy có nhiều thành phần dinh dưỡng có ích cho cây trồng: P2O5: 13-21%; MgO:10-20%; Cao:20-35%; SiO2:20-30%...
Lân nung chảy có phản ứng kiềm, cho nên không nên trộn lẫn với phân đạm vì dễ làm cho đạm bị mất. 
Lân nung chảy phát huy hiệu lực tốt ở các vùng đất chua. Phân sử dụng có hiệu quả trên các vùng đất cát nghèo, đất bạc màu vì phân chứa nhiều thành phần, có các nguyên tố vi lượng và một ít kali. Lân nung chảy ít hút ẩm, luôn ở trong trạng thái tơi rời và không làm hỏng dụng cụ đong đựng. khi dùng loại phân này không nên hoà nước tưới, khi dùng cần vùi vào đất. 
Nhược điểm của phân lân nung chảy có thể bị che lấp do thiếu lưu huỳnh (S), nên cần bón luân phiên với supe lân hoặc bổ sung thêm một số loại phân bón có chứa lưu huỳnh (S).
Mặt yếu của loại phân này là hiệu quả hơi chậm đặc biệt là ở vùng đất trung tính kiềm và quá nghèo lân, trong thời gian ngắn ban đầu cây sẽ không được cung cấp đủ lân.
Ngoại trừ nhóm đất feralit (trên đá vôi hoặc đá bazan), đất phù sa sông Hồng và sông Cửu Long có hàm lượng lân tổng số tương đối khá, còn hầu hết các nhóm đất còn lại của Việt Nam đều nghèo lân  
Bón quá nhiều phân lân trong nhiều trường hợp có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng. Vì vậy, cần bón thêm phân vi lượng, nhất là Zn.
Hãy góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn, hãy chia sẽ để người chưa biết được tiếp cận!
Mọi bài viết hữu ích về nông nghiệp của Phú Nano được lưu trữ tại trang web: Sổ Tay Nông Nghiệp Phú Nano
Hoặc liên hệ để được hỗ trợ chi tiết:
01666998600
0941998600
Trân trọng



Nhận xét

  1. Bà con nếu trộn chung thì tỉ lệ lân supe tối đa là 10% và nếu được nên bón vôi trước 1 thời gian. máy ép cám viên

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét