TUYẾN TRÙNG: NẾU KHÔNG DÙNG HÓA HỌC THÌ DÙNG CÁI GÌ?

TUYẾN TRÙNG: NẾU KHÔNG DÙNG HÓA HỌC THÌ DÙNG CÁI GÌ?

Đặt vấn đề: ngày xưa các cây trồng hiện tại của chúng ta là cây sống trong rừng, tuyến trùng thì luôn có trong đất, đến lúc sinh sản nó lại "cạp rễ cây" để đẻ trứng, nấm khuẩn cơ hội sẽ tấn công vào đó. Vậy tại sao cây không chết hàng loạt như ngày nay?
Khác nhau ở chỗ chúng ta dọn hết các cây khác và chỉ trồng cây "mục tiêu", thậm chí là dọn sạch cỏ. Vd trên cùng một mảnh đất có 1000 con tuyến trùng thì nó sẽ tập trung hết vào rễ cây của chúng ta vì không còn rễ nào khác. Điều đó tạo ra qua nhiều vết thương cơ học, cây suy yếu, miễn dịch suy yếu theo, nấm khuẩn tấn công nhiều nơi, hệ miễn dịch của cây không đủ sức chống chọi. Thế là "lên đường"!
Biện pháp cơ bản: 
- Để cỏ trong vườn: sợ cỏ ăn phân, nhưng khi cỏ lên cao thì cắt hạ xuống, ngày hôm sau phun Trichoderma hoặc các chế phẩm EM chứa Bacilus Sublitic, Streptomyces thì nó sẽ phân hủy cỏ cung cấp lại dinh dưỡng cho đất. Lợi ích: phân tán, giảm bớt lực lượng của tuyến trùng tấn công vào cây trồng "mục tiêu", giữ ẩm đất vào mùa khô.
- Trồng cây đậu phộng: cuối vụ thu hoạch hạt (ăn, bán), rễ gom lại vào 1 cái hố cách ly, sao đó dập vôi các thứ cho chết tuyến trùng hoặc ủ phân.Lợi ích: Trong đất có 1000 con tuyến trùng ký sinh rễ thì khi thu hoạch đâu thì 700-800 con tuyến trùng ký sinh rễ nằm trong rễ cây đậu, vậy là chúng đã lấy đi trong đất và tiêu diệt 700-800 con, trong đất chỉ còn lại 200-300 con. Làm lại vài lần tỉ lệ sẽ tiếp tục giảm.Mặt trái là các cây họ đậu đều cung cấp một lượng Đạm lớn cho đất nên cây khó kích hoa, biện pháp anh em có thể tìm cách hạ đạm bằng kali.
Các loại cây có tính kháng Tuyến Trùng
-Hạt cây củ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây bông cúc vạn thọ, hạt cây thầu dầu…. , có tác dụng gây ngộ độc diệt và xua đuổi TT.





CÚC VẠN THỌ TRỊ TUYẾN TRÙNG
Toàn cây có chất Terthienil và Pyrethrin diệt và xua đuổi côn trùng, trị Tuyến Trùng.Giải pháp như sau:Mua hạt cúc vạn thọ về trồng, khi cây có hoa già thì dùng máy phát cỏ cắt ngang, hoa già rụng hạt sẽ lên cây con tiếp, vừa làm phân xanh, vừa xua đuổi côn trùng, khi cây phân hủy thì 2 chất trên ngấm vào đất tiêu diệt tuyến trùng. Qua thời gian mất độ tuyến trùng giảm, ít dùng thuốc hóa học, tạo môi trường thuận lợi thêm cho việc sử dụng vsv có lợi.
-Cây Neem: Hầu hết các sản phẩm từ cây neem đều có khả năng diệt TT, trong đó bánh dầu neem vừa diệt TT, kiến, mối trong đất, mà còn là nguồn phân hữu cơ rất tốt có chứa :N 5,5-7%, P 0,7-1,2%, K 1,2-1,5% …
Vi sinh vật, nấm đối kháng
Tuyến trùng ký sinh thực vật cũng bị tấn công bằng nhiều thiên địch tồn tại trong đất như virus, vi khuẩn, nấm, ve bét, côn trùng và tuyến trùng ăn thịt.
– Psedomonas có khả năng đối kháng với một số loài TT ký sinh.
– Trichoderma harzianum (T-12), trichoderma koningii (T-8). Có tác dụng làm giảm sự sinh sản trứng của TT. Trichoderma.spp nói chung có tác dụng phòng trừ TT như tiết kháng sinh, cạnh tranh dinh dưỡng, chỗ ở …., hạn chế được TT. Vì thế cần bón nhiều phân chuồng hoai mục, bổ sung Trichoderma hay Psedomonas thường xuyên. Sẽ giảm được khoảng 30% TT.


Lưu ý: Các phương pháp phòng trừ tuyến trùng chỉ mang tính chất hạn chế và ngay cả các loại thuốc hóa học cực độc được sử dụng, thì việc diệt tuyến trùng cũng không thể triệt để được. Nên chúng ta cần phải biết chấp nhận sống chung với tuyến trùng và khống chế chống bùng phát.
Mọi bài viết hữu ích về nông nghiệp của Phú Nano được lưu trữ tại trang web: Sổ Tay Nông Nghiệp Phú Nano
Hoặc liên hệ để được hỗ trợ chi tiết:
01666998600
0941998600
Trân trọng

Nhận xét

  1. Hạt cây củ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây bông cúc vạn thọ, hạt cây thầu dầu…. , có tác dụng gây ngộ độc diệt và xua đuổi TT.may do pH

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét