Ủ CÁ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Nếu ủ cá nước ngọt thì ít dinh dưỡng hơn cá nước mặn. Nếu ủ cá nước mặn thì nên nghiên cứu xử lý muối. Nếu không xử lý được thì không nên bón với nồng độ cao và quá nhiều lần.Không được phun lá (dễ tạo môi trường phát triển cho bệnh, không phải thứ gì cũng hấp thụ tốt được qua khí khổng lá, vào đó và dùng được trên đó).
Khi ủ cho thêm Vỏ, trái thơm (khớm), đu đủ xanh, cành (mủ đu đủ), vì chúng có thành phần enzyme cắt protein giúp cá phân huỷ nhanh hơn. Ngoài ra muốn phân huỷ nhanh cần có chế phẩm chứa enzyme protease và nhiều loại enzyme khác.
Lưu ý: Ngoài ra, không thể thiếu sự góp phần của các chế phẩm vi sinh. Có tác dụng: định hướng hệ vi sinh theo hướng có lợi, giảm mùi, phân giải các chất khó tiêu thành dễ tiêu.
Nên tưới ở ngoài mép tán hay hơn là trong gốc, rễ. Đây là một kỹ thuật “nhử rễ cây”, tức là rễ có xu hướng tự nhiên vươn dài theo hướng có nguồn nước và dinh dưỡng, khi tưới ngoài mép tán quá trình này được thúc đẩy nhanh hơn là kiểu “đồ ăn đưa đến miệng”. Việc này còn giảm thiểu được nguy cơ gây bệnh trực tiếp cho rễ khi bón mẻ cá ủ bị nhiễm mầm bệnh.
Lúc tưới nên pha kèm vi sinh để hạn chế nguy cơ bệnh rễ và bệnh lá.
Các loài cá tạp, kích thước khác nhau, xương, đầu, ruột được ủ chung sẽ cho ra thành phẩm không đồng nhất về mặt thành phần (các thông tin khác sẽ dừng ở đây tránh động chạm).
Nhận xét
Đăng nhận xét